Hàng không: Nơi tỷ phú ‘đốt tiền’ hay sân chơi đánh bóng thương hiệu?

02/11/2022 18:27

Việc hãng hàng không IPP Air Cargo chuyên chở hàng hóa của ông Jonathan Hạnh Nguyễn rút khỏi “cuộc chơi” hàng không, dù bất ngờ nhưng không quá lạ, khi trước đó cũng có nhiều doanh nghiệp tuyên bố hoành tráng tương tự rồi âm thầm rút lui.

Cuộc rút lui chóng vánh?

Hồi trung tuần tháng 10, trong khuôn khổ lễ vinh danh "Thương hiệu mạnh Việt Nam 2022", bà Thủy Tiên - Tổng Giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) - với vai trò là diễn giả của talkshow "Khát vọng kiến tạo và phát triển thương hiệu Việt Nam xanh" cho biết IPPG đang chờ tín hiệu từ Chính phủ và kỳ vọng hãng hàng không hàng hóa IPP Air Cargo được cấp phép, cất cánh.

Nữ CEO khẳng định "cuộc chơi" này rất tốn kém và xác định lỗ trong 3 năm. Tuy nhiên, IPPG chấp nhận và tiết lộ 4 máy bay đã chuyển đổi, nằm chờ sẵn, đội ngũ nhân viên chủ chốt và mọi thứ được đầu tư, chuẩn bị theo Nghị định 89 về kinh doanh có điều kiện hãng hàng không hàng hóa. Chỉ cần có giấy phép.

Tuy nhiên, cuối tháng 10 vừa qua, Công ty IPP Air Cargo bất ngờ có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Cục Hàng không Việt Nam với nội dung xin dừng cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng không.

Lý do xin rút hồ sơ và dừng cấp phép kinh doanh được nhà đầu tư hãng hàng không IPP Air Cargo đưa ra xuất phát từ kinh tế toàn cầu suy thoái, lạm phát, lãi suất tăng, biến động giá nhiên liệu; dự báo khó khăn của ngành vận chuyển hàng hóa trong vài năm tới sẽ lan rộng. Doanh nghiệp này cũng thông báo sẽ cân nhắc khả năng trở lại xin cấp phép bay chở hàng trong tương lai khi kinh tế phục hồi, ổn định.

Dù đã thuê máy bay và thiết kế nhận diện thương hiệu sẵn sàng cho tham gia thị trường, nhưng nhà đầu tư IPP Air Cargo bất ngờ xin dừng thủ tục xin cấp phép.

Việc rút hồ sơ xin lập hãng hàng không chuyên chở hàng hóa của ông Johnathan Hạnh Nguyễn bất ngờ như khi ông nộp hồ sơ xin cấp phép bay giữa lúc dịch COVID-19 đang bùng phát (giữa năm 2021).

Dù dừng tham gia vận tải hàng không, nhưng việc nộp hồ sơ xin cấp phép bay cho IPP Air Cargo, vợ chồng ông Jonathan Hạnh Nguyễn và doanh nghiệp của mình đã liên tục được dư luận điểm tên trong gần 2 năm qua.

Khi tỷ phú "đốt tiền"

Trước khi xảy ra dịch COVID-19 (năm 2019 trở về trước), Việt Nam là một trong những thị trường hàng không có tốc độ phát triển nhanh của thế giới, đứng đầu khu vực ASEAN; trong 10 năm trở lại đây, hàng không Việt Nam duy trì tăng trưởng 2 con số.

Các chuyên gia đánh giá, nếu nhìn vào thị trường, kỳ vọng kiếm lời từ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của các nhà đầu tư là có cơ sở, bằng chứng là thị trường này của Việt Nam đang thu hút tới 47 hãng hàng không quốc tế tham gia chuyên chở hàng hoá thường lệ và chiếm tới 90% thị phần.

Gần đây, dịch bệnh khiến nguồn khách giảm nên các hãng hàng không Việt Nam áp dụng giải pháp tạm thời là "bóc ghế" để chuyển đổi một số máy bay chở khách sang chở hàng. Tuy nhiên, đây là các máy bay chở khách thương mại nên hầu hết khai thác kết hợp kinh doanh giữa chở khách và chở hàng đi quốc tế. Trên danh nghĩa, Việt Nam chưa có bất kể hãng chuyên chở hàng hóa.

Những năm qua, kinh doanh hàng không gặp rất nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh, giá nhiên liệu tăng cao và ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine (ảnh: Dân trí).

Tuy nhiên, với hàng không mọi thứ không dễ dàng, không phải nói được là làm được. Một chuyên gia hàng không thương mại khẳng định, hàng không là chỗ “đốt tiền” thực sự, kinh doanh vận tải hàng không đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì kiếm tiền trong lĩnh vực hàng không, đặc biệt là vận tải hàng không rất khó khăn. Để phát động và duy trì được thị trường thì hãng cần phải mất thời gian rất dài, tối thiểu lỗ trong 3 năm, sau đó mới tiến tới hoàn vốn và có lãi.

Trên thực tế, việc ông Johnathan Hạnh Nguyễn và các nhà đầu tư liên quan xin dừng cuộc chơi hàng không cũng không phải là trường hợp cá biệt. Hồi đầu năm 2020, Vinpearl Air bất ngờ xin dừng cấp phép bay khi đã hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để đủ điều kiện cất cánh.

Trong lịch sử ngành hàng không dân dụng Việt Nam, cũng từng có một số hãng được cấp phép, thậm chí đã bay thương mại nhưng tới nay dừng cuộc chơi và rời thị trường, như: Air Mekong (hiện còn nợ tiền phí sân bay hơn 25 tỷ đồng), Indochina Airlines, Globaltrans Air...

Tháng 6/2020, Tập đoàn Qantas của Úc - doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Jetstar - đã rút khỏi hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam là Jetstar Pacific, sau 13 năm nắm 30% cổ phần. Hãng này sau đó thay đổi nhận diện thương hiệu và đổi tên thành Pacific Airlines.

Hiện trong lĩnh vực vận tải hàng không dân dụng, Việt Nam có 6 hãng đang khai thác, gồm: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways, VASCO, Vietravel Airlines. Hầu hết các hãng hàng không đều lỗ do ảnh hưởng dịch COVID-19, giá nhiên liệu tăng và tác động của chiến sự Nga - Ukraine lên kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực trong "bức tranh" tài chính của các hãng quý III/2022 vừa công bố cho thấy tăng trưởng mạnh về sản lượng khách vận chuyển, doanh thu đều tăng, lỗ cũng giảm dần.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc IPP Air Cargo của ông Jonathan Hạnh Nguyễn đột ngột rút khỏi lĩnh vực vận tải hàng không và các hãng hàng không vẫn chưa hết lỗ đã cho thấy lĩnh vực hàng không vẫn “kén người chơi”.

 

Theo Lê Hữu Việt

(Tiền Phong)

Gợi ý cho bạn
Vay tiền Jeff App lãi bao nhiêu? Có uy tín không? Review chi tiết
22/03/2024 Kinh doanh
Vay tiền Jeff App lãi suất từ ​​16% đến 20% / năm và hồ sơ vay chỉ cần có CMND / thẻ căn cước + tài khoản ngân hàng là sẽ nhận được tiền.
10 xu hướng truyền thông mạng xã hội dự báo năm 2024
23/11/2023 Kinh doanh
Với sự phát triển liên tục của công nghệ, nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp và cá nhân là hiểu và tận dụng tốt xu hướng truyền thông...
Xu hướng Marketing năm 2024 và giải pháp cho tiếp thị liên kết
23/11/2023 Kinh doanh
2024 sẽ tiếp tục chứng kiến sự thay đổi lớn trong xu hướng marketing cũng như thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội...
Xu hướng thị trường & người tiêu dùng nửa cuối năm 2023 - đầu năm 2024
23/11/2023 Kinh doanh
Xu hướng thị trường và tâm lý người tiêu dùng Việt Nam năm nay thay đổi như thế nào trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang đối mặt với khó khăn và xu hướng...
Năm 2024, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi tốt hơn, có thể tăng trưởng 6,5%
23/11/2023 Kinh doanh
TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa công bố báo cáo nghiên cứu, đánh giá về kinh tế Việt Nam 9 tháng...
Cây chủ lực ở vùng đất này của Đắk Nông là cây gì mà mất mùa liên tục, dân vẫn đang ra sức chăm bẵm?
21/05/2023 Kinh doanh
Tuy Đức là một trong những địa bàn có diện tích điều lớn nhất tỉnh Đắk Nông. Người dân ở đây đang tập trung chăm sóc vườn điều với mong muốn vụ tới...
9x Cà Mau bỏ phố về quê khởi nghiệp, doanh thu cả trăm triệu đồng/tháng
18/03/2023 Kinh doanh
“Nhiều khi mưa gió, một mình đi giao hàng từ sớm đến tối muộn, đường thì xa, khách thì hối, mệt và tủi thân nhưng khi nhận được phản hồi của...
Cô gái trẻ kiếm gần 100 triệu đồng mỗi tháng từ nền tảng TikTok
18/03/2023 Kinh doanh
TikTok đang được xem là “mỏ vàng” đầy tiềm năng dành cho mọi đối tượng, đặc biệt là những bạn trẻ ưa thích sáng tạo. Vì thế, không có...
"Tôi nhiều lần ăn mì gói qua bữa vì trót mua sắm quá đà"
30/12/2022 Kinh doanh
“Tôi nhớ, có lần cao hứng trong dịp đi mua sắm cuối năm, tôi đã mua 4 – 5 chiếc váy, 2 đôi giày, 2 bộ ga gối mới, 1 chiếc túi và cả tủ đầy đồ...
Cách dân văn phòng có thu nhập “khủng”, ít ai ngờ tới
30/12/2022 Kinh doanh
Tìm kiếm thêm thu nhập là điều mà bất cứ người lao động nào cũng mong muốn, đặc biệt là dân văn phòng. Nhưng để có thêm các khoản thu...